Trần thạch cao chìm còn được gọi là trần thạch cao khung xương chìm với sự đa dạng về phong cách kiến trúc nên rất được ưa chuộng trong các công trình xây dựng hiện nay. Trần nhà khi sử dụng trần thạch cao khung xương chìm vừa có độ chắc chắn và tính thẩm mỹ cao nên đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều hộ gia đình.
1. Trần thạch cao chìm là gì?
Trần thạch cao chìm hay trần thạch cao khung xương chìm là tên gọi dùng để phân biệt với trần nổi. Nó cũng là tên gọi chỉ hình ảnh của trần khi hoàn thiện, tức là sau khi hoàn thành thi công sẽ không nhìn thấy xương bởi phần tấm ở dưới sẽ che đi toàn bộ phần khung xương.
Trần thạch cao chìm có 2 loại cơ bản là trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp. Trong đó:
- Trần thạch cao phẳng: Là loại trần thường không có khe hắt sáng với toàn bộ tấm trần nằm trên 1 mặt phẳng. Trần thường được ứng dụng cho các công trình hiện đại, trang trí nội thất với các mảng miếng, diện khúc chiết hay tối giản chi tiết. Loại trần này có ưu điểm là thời gian thi công nhanh, dễ dàng, tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nên hiện được sử dụng phổ biến.
- Trần thạch cao giật cấp: Là loại trần có tấm trần nằm trên nhiều mặt phẳng khác nhau và khoảng chênh giữa các mặt phẳng kề nhau thường được bố trí các khe hắt sáng theo ý đồ của kiến trúc sư hoặc nhằm mục đích trang trí cho trần. Trần giật cấp với phong cách kiến trúc hiện đại nên được dùng trong trang trí nội thất nhà phố, chung cư hay những ngôi biệt thự lớn hay phòng họp tại các công ty lớn.
2. Ưu nhược điểm của trần thạch cao chìm
Ưu điểm:
Trần thạch cao chìm có những ưu điểm sau đây:
- Có mẫu mã đa dạng, linh hoạt tùy biến và có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của kiến trúc sư trong thiết kế nhà ở.
- Có trọng lượng nhẹ, an toàn trong quá trình sử dụng.
- Trần thạch cao chìm đa dạng về chủng loại khung xương với tấm dễ thích nghi cho mọi công trình, mọi đối tượng khách hàng.
- Tăng tính thẩm mỹ cho không gian kiến trúc.
Nhược điểm:
Ngoài những ưu điểm trên thì trần thạch cao tồn tại 1 số nhược điểm như:
- Khó thay thế nên khi hỏng hóc hay gặp vấn đề lỗi gì đó thường phải tháo, phá và làm lại.
- Trần rất kỵ nước và ẩm nên khi tư vấn và thi công, đội ngũ thợ phải để ý đến các yếu tố ảnh hưởng này 1 cách kĩ lưỡng.
- Trần dễ cong vênh nếu chênh lệch về nhiệt độ hay độ ẩm cục bộ.
3. Kinh nghiệm thi công trần thạch cao chìm
- Xương thạch cao trần chìm
Trên thị trường hiện có hai dòng trần thạch cao khung xương chìm cơ bản thường được sử dụng cùng 1 số loại khác ít được biết đến hơn. Trong 2 loại đó, 1 loại là trần thạch cao sử dụng hệ khung xương với các chủng loại xương hệ trần chìm như: Basi, Omega, Serra, Eko, Alpha, Tika, Triflex... Và 1 loại khác là trần thạch cao sử dụng hệ khung xương khác của các hãng Hitacom, Hàn quốc và nhiều hãng khác... với giá từ binh dân đến cao cấp.
- Khoảng cách khung và quy cách thi công
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia trong thi công trần thạch cao cũng như theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì khung xương cá sẽ có khoảng cách từ 800mm đến 1200mm. Đây là khoảng cách chuẩn, tuy nhiên trong quá trình thi công, nhà thi công có thể linh hoạt tùy theo các vị trí khó trên công trường cũng như yêu cầu cụ thể của chủ đầu tư. Còn với khung xương U gai sẽ có khoảng cách tiêu chuẩn là 406mm. Đây là khoảng cách phù hợp với các bước khớp đã được định hình trên thanh xương cá cũng như với việc bắn 3 hàng vít dọc tấm thạch cao có chiều rộng 1220mm. Mặt khác, khoảng cách này cũng giúp tạo khoảng trống của xương cá để ghép các tấm thạch cao tiếp theo. Bên cạnh đó, khoảng cách ty treo cũng được cân nhắc dao động từ 800mm đến 1200mm.
Để liên hệ thi công trần thạch cao chìm hay bất cứ loại trần thạch cao nào, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0975438686.
Nguồn: Tìm hiểu về trần thạch cao chìm