Với những ưu điểm như thi công nhanh chóng, nhẹ, bền lâu, trần thạch cao được sử dụng rộng rãi trong thi công và được nhiều người ưa chuộng sử dụng, đặc biệt là đối với hội trường, nếu làm bằng trần thạch cao thì luôn đảm bảo được thẩm mĩ cũng như độ đẹp của nó.
Trần thạch cao thường có thiết kế theo những khối hình dáng khỏe khoắn, cứng cáp, hiện đại, cùng với một hệ thống các thiết bị đèn chiếu sáng khác, tạo nên một vẻ đẹp ấn tượng, sang trọng cho cả hội trường. Để có thể làm được một bức tường trần thạch cao hội trường đẹp và hiệu quả nhất, ta làm như sau:
Đối với phần hệ khung của trần nổi
Trần thạch cao nổi là một bộ phận của công trình thi công với tác dụng cách nhiệt, bao che phòng hội trường, cách âm và trang trí nội thất cho căn phòng. Nếu muốn thi công trần thạch cao nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao, ta làm như sau:
Bước thứ 1: Xác định độ cao của trần nhà, lấy mặt phẳng của trần bằng việc cân chỉnh tia laze hoặc chỉnh ống nước. Đây là bước rất quan trọng, bởi nếu, mặt phẳng không được cân đối thì trần nhà sẽ bị đánh mất đi tính thẩm mĩ vốn có của nó.
Bước thứ 2: lắp khung bằng khoan hoặc có thể dùng búa để cố định các thanh viền của tường với những đinh bê tông, ticke nhựa hoặc sắt tùy thuộc vào mỗi loại vách, tường,…
Bước thứ 3: xác định khoảng cách từ các điểm treo hệ thống khung xương của trần thạch cao nổi với nhau, sao cho không vượt quá 1200mm.
Bước thứ 4: xác định các khoảng cách giữa những thanh dọc sao cho thích hợp với những điểm được treo ở trên mái theo một khoảng cách qui định đạt tiêu chuẩn, đồng thời, đo độ phẳng của khung thạch cao. Không nên bổ qua phần này, vì nó có tác dụng kết nối các phần lại với nhau.
Đối với phần hệ khung trần thạch cao chìm
- Xác định độ cao của trần nhà bằng việc lấy dấu chiều cao với ống nước, sau đó đánh dấu mặt bằng của trần nhà.
- Cố định các thanh viền tường, tùy theo loại trần mà ta sử dụng các loại dụng cụ khác nhau, nên dùng khoan nếu như là trần cứng bằng bê tông,…
- Phân chia các thanh chính bằng việc tạo khoảng cách thích hợp giữa các điểm treo (tối đa là 1200mm)
- Các điểm treo liên kết với phần thanh chính tạo ra các khung dọc, khoảng cách tối đa giữa chúng là 1000mm
- Các thanh ngang và thanh dọc liên kết với nhau bằng cách cài mép của thanh ngang vào với cad của thanh chính với khóa liên kết, tùy theo hệ thống khung trần như thế nào.
- Lấy phần mặt phẳng dàn khung, bắt tấm đó vào thanh ngang bằng dụng cụ đinh vít sao cho các đầu chủa đinh vít chìm vào trong mặt tấm trần đó
- Làm phẳng và hoàn thiện nốt các mối nối tấm
Trần thạch cao hội trường có một điểm nổi trội đó là dễ sử dụng và rất nhẹ, nếu tổng cộng lại tất các các phần thì chỉ bao gồm một phần hệ khung xương chịu lực ở bên trong, bề mặt phía bên ngoài thì được bao phủ bằng một số nguyên vật liệu khác nhau tùy nhu cầu sử dụng. Sau khi hoàn thiện xong, sản phẩm sẽ trông giống như là được đổ bê tông thật, tạo được tính thẩm mĩ cao và có độ bền chắc chắn, chủ xây dựng cũng yên tâm hơn khi sử dụng.
Nguồn: Trần thạch cao hội trường